Người Bạn Bác Sĩ

Người Bạn Bác Sĩ


NBBS Số 15 - Bệnh đái tháo đường thai kỳ

September 10, 2023

NBBS: Trước hết xin hỏi bác sĩ đái tháo đường thai kỳ là gì?

BS Mai-Anh: Bệnh đái tháo đường là một tình trạng trong cơ thể có quá nhiều glucose (đường) tồn tại trong máu thay vì được sử dụng làm năng lượng. Các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao. Một số phụ nữ phát triển bệnh đái tháo đường lần đầu tiên trong khi mang thai. Tình trạng này được gọi là bệnh đái tháo đường thai kỳ hay còn gọi là gestational diabetes. Phụ nữ bị đái tháo đường trong lúc mang thai cần được chăm sóc đặc biệt trong lúc mang thai và luôn cả sau khi đã sanh con.

NBBS: Vậy thế thì nguyên nhân nào có thể gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ?

BS Mai-Anh: Cơ thể chúng ta sản xuất một loại hormone gọi là insulin để giữ lượng đường trong máu luôn được trong phạm vi bình thường. Trong thời kỳ mang thai, nồng độ hormone của thai kỳ cao hơn có thể can thiệp với insulin. Thông thường cơ thể có thể sản xuất nhiều insulin hơn trong khi mang thai để giữ cho lượng đường trong máu bình thường. Nhưng ở một số phụ nữ, cơ thể không thể tạo ra đủ insulin trong khi mang thai, và lượng đường trong máu tăng lên. Điều này dẫn đến đái tháo đường thai kỳ.

NBBS: Nếu một phụ nữ phát triển đái tháo đường thai kỳ, thì phụ nữ đó sẽ có thể bị bệnh đái tháo đường luôn sau khi mang thai hay không?

BS Mai-Anh: Thường thì đái tháo đường thai kỳ biến mất sau khi sinh con, nhưng những phụ nữ đã từng bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ dễ mắc bệnh đái tháo đường hơn sau này trong cuộc sống. Một số phụ nữ phát triển đái tháo đường thai kỳ có thể đã bị đái tháo đường nhẹ trước khi mang thai nhưng họ không biết điều đó. Đối với những phụ nữ này, bệnh đái tháo đường không biến mất sau khi mang thai và có thể là một tình trạng suốt đời.

NBBS: Xin Bác sĩ có thể nói về các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ?

BS Mai-Anh: Một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến đái tháo đường thai kỳ bao gồm:

thừa cân hoặc béo phìkhông hoạt động thể chấtđã bị đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai trướcđã sanh một em bé rất lớn (9 pound hay 4 ký trở lên) trong lần mang thai trướcbị huyết áp caocó tiền sử bệnh timhội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Nhưng tôi cũng phải nói thêm là bệnh đái tháo đường thai kỳ cũng có thể phát triển ở những phụ nữ không có yếu tố nguy cơ nào hết cả.

NBBS: Thế thì những phụ nữ nào thường dễ bị bệnh đái tháo đường thai kỳ?

BS Mai-Anh: Bất cứ một phụ nữ nào mang thai cũng có thể bị đái tháo đường thai kỳ. Nhưng một số phụ nữ dễ bị hơn những người khác, bao gồm phụ nữ gốc Phi, phụ nữ Á Châu, Tây Ban Nha, người Mỹ bản địa và  phụ nữ tại các đảo Thái Bình Dương.

NBBS: Đái tháo đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến phụ nữ trong lúc mang thai như thế nào?

BS Mai-Anh: Khi một người phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ, cơ thể phụ nữ ấy truyền nhiều đường cho thai nhi hơn mức cần thiết. Với quá nhiều đường, thai nhi của bạn có thể tăng cân rất nhiều. Một bào thai lớn (nặng từ 9 pound hay 4 ký trở lên) có thể dẫn đến các biến chứng cho người phụ nữ, bao gồm: 

khó khăn trong lúc sinh sảncó thể phải sinh mổchảy máu nhiều sau khi sinhkhi sinh bằng âm đạo thì có thể sẽ bị thương trong âm đạo hay bị rách hậu môn

NBBS: Khi một người phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ thì có thể phát triển các bệnh nào khác không?

BS Mai-Anh: Khi một người phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ, thì cũng có thể phát triển các bệnh khác mà có thể gây ra vấn đề trong khi mang thai. Ví dụ, như là huyết áp cao thường hay xảy ra hơn ở các phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ. Huyết áp cao trong khi mang thai có thể ảnh hưởng luôn đến tim và thận.

Tiền sản giật cũng phổ biến hơn ở phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ. Nếu tiền sản giật xảy ra trong khi mang thai, thai nhi có thể cần phải được sinh ra ngay lập tức, ngay cả khi chưa được phát triển đầy đủ.

NBBS: Đái tháo đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến em bé như thế nào?

BS Mai-Anh: Các em bé sinh ra từ phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ có thể có vấn đề về hô hấp và vàng da.