Người Bạn Bác Sĩ

Người Bạn Bác Sĩ


NBBS Số 14 - Phỏng Vấn về Bệnh Đái Tháo Đường

September 10, 2023

NBBS: Chào mừng các bạn đến với podcast Người Bạn Bác Sĩ. Chuyên đề ngày hôm nay chúng ta sẽ thảo luận là bệnh đái tháo đường với Bác sĩ Phạm Ngọc Trung. Bác sĩ Phạm Ngọc Trung hiện là giảng viên và bác sĩ chuyên về nội khoa tại Đại học Missouri thuộc tiểu bang Missouri, Hoa Kỳ. Xin chào Bác sĩ Trung và cảm ơn Bác sĩ Trung đã đến buổi phỏng vấn ngày hôm nay. Xin Bác sĩ Trung gửi lời chào đến quý khán giả.

BS Ngọc Trung: Cảm ơn Bác sĩ Ngọc. Thành thực mà nói thì rất là vui vi được tham gia chương trình này, đặc biệt là chủ đề đái tháo đường. Để mà nói về đái tháo đường thì không biết nói bao giờ cho hết, tại vì một cái bệnh quá kinh điển nhưng mà lại gây ra rất nhiều gánh nặng cho y tế và sức khoẻ nói chung.

NNBS: Xin cảm ơn Bác sĩ Trung. Như vậy chúng ta có thể đi vào câu hỏi đầu tiên. Mình cũng thấy là xung quanh chúng ta có nhiều người thân và bạn bè bị mắc bệnh này. Căn bệnh này rất là phổ biến. Có những bệnh nhân mắc bệnh khi còn rất trẻ. Trong khi một số bệnh nhân khác mắc bệnh khi khá là lớn tuổi. Như vậy xin Bác sĩ Trung cho quý khán giả biết thêm về căn bệnh này được không ạ?

BS Ngọc Trung: Cảm ơn Bác sĩ Ngọc. Khi nói về căn bệnh đái tháo đường, bản thân mình không biết tỷ lệ mắc bệnh ở người Việt Nam. Số liệu ở Mỹ thì khoảng đến 8 đến 9% dân số mắc bệnh tiểu đường. Điều đó nghĩa là 1/12, hay 12 người mình gặp trên đường có thể có một người mắc tiểu đường. Nhưng nói 1/12 thì con số đó có vẻ cao. Thật sự mà nói thì không có vấn đề gì nhiều lắm. Nếu như mình tính thêm trong số những người có tiểu đường có biến chứng tiểu đường thì tỉ lệ rất là cao. Ví dụ, mình hay nghe đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy giảm chức năng thận và nhiễm trùng. Mình sẽ nhắc đến biến chứng ở phần sau.

Gánh nặng của tiểu đường bởi các biến chứng của nó thì cực kỳ lớn. Nhiều người nói chỉ có 1/12 số người trong dân số mắc bệnh tiểu đường, thì thật ra con số đó có thể là mọi người đánh giá thấp biến chứng của tiểu đường. Quay lại câu hỏi của Bác sĩ Ngọc, có những người mắc bệnh từ rất sớm, có những người mắc bệnh khoảng chừng 40 đến 50 tuổi. Tiểu đường ngày xưa thì người ta chia ra hai nhóm. Một nhóm là người trẻ hay mình còn nói là tuýp 1, phụ thuộc insulin, chiếm khoảng từ 8 đến 10% những người bị tiểu đường. Còn 90% còn lại là những người bị tiểu đường tuýp 2, kém dung nạp Insulin. Đa số là những người lớn tuổi. Thẳng thắng mà nói, nhóm bệnh này xuất hiện ở những người trẻ hơn. Ngày xưa khoảng chừng 40 đến 50 tuổi. Có thể nói lối sống công nghiệp bao gồm tăng huyết áp, béo phì, chế độ ăn.

NBBS: Dạ cảm ơn Bác sĩ Trung. Câu hỏi tiếp theo là Bác sĩ Trung có thể cho biết về các triệu chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường và nhóm bệnh nhân nào có nguy cơ bị bệnh này?

BS Ngọc Trung: Nói về triệu chứng tiểu đường, cái khổ của tiểu đường thì hầu hết những người bị tiểu đường trong giai đoạn đầu tiên khoảng 9 tới 10 năm đầu, người ta không có triệu chứng gì hết. Cái đó là mối nguy hiểm của tiểu đường. Thời gian đầu, mình không có triệu chứng gì hết. Có những người lần đầu tiên đi khám bệnh vì triệu chứng về biến chứng của tiểu đường nhiều hơn. Nếu mà nói kỹ hơn một chút về những triệu chứng, mà chưa phải là biến chứng, mình thường gặp là khát nước nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhiều (Tuýp 1 thường gặp), ăn nhiều (tức là ăn nhiều mà vẫn sụt cân), hạ huyết áp (bởi vì người ta mất nước nhiều quá cho tiểu đường), hồi hộp tim đập nhanh, hoặc là choáng váng chóng mặt. Đó là những triệu chứng cơ bản nhất của tiểu đường.

NBBS: Dạ, cảm ơn bác sĩ Trung. Những nhóm bệnh nhân nào có nguy cơ bị bệnh này?

BS Ngọc Trung: Buổi nói chuyện này, mình tập trung vào những bệnh nhân tuýp 2. Tuýp 1 thì do có tiền căn gia đình bị tiểu đường , đặc biệt là tiểu đường tuýp 1. Nhóm tuýp 2 thì thường vẫn là do tiền căn gia đình. Gia đình có tiền căn tiểu đường, thì những người trong cùng gia đình sẽ có khả năng bị tiểu đường. Thứ hai là béo phì do lối sống công nghiệp, ăn uống, thiếu vận động. Mình thấy người ta bị béo phì ngày càng nhiều.