Người Bạn Bác Sĩ

Người Bạn Bác Sĩ


NBBS Số 10 – Phỏng Vấn Về Ung Thư Cổ Tử Cung (bản tiếng Việt)

April 08, 2022

NBBS: Chào mừng quý thính giả trở lại với podcast NBBS. Podcast số 10 này là phần phỏng vấn giữa Giáo sư Hassell and Bác Sĩ Walker về Ung thư cổ tử cung được mô phỏng lại bằng tiếng Việt dưới sự giúp đỡ của Bs Huy (trong vai Bs Hassell) và Bs Mai Anh (trong vai Bs Walker). Bản phỏng vấn gốc bằng tiếng Anh được đăng ở podcast số 9 trước đó.

NBBS: Xin chào mừng quý thính giả trở lại với podcast NBBS. Tôi là Bác Sĩ Lewis Hassell, người điều khiển chương trình podcast ngày hôm nay, và tôi rất hân hạnh được giới thiệu với quý thính giả Bác Sĩ Joan Walker. Bác sĩ Walker là giáo sư ung thư phụ khoa tại Đại học Oklahoma. Bác Sĩ là một chuyên gia nổi tiếng tại Hoa Kỳ và quốc tế về các chủ đề ung thư phụ khoa với sự quan tâm đặc biệt đến ung thư cổ tử cung. Bác sĩ Walker nhiều lần chia sẻ với tôi rằng bác sĩ  mong muốn không còn ai phải chết vì căn bệnh này. Vì vậy, tôi nghĩ rằng điều đó mang lại cho quý thính giả một định hướng về triết lý và tính cách của Bác Sĩ. Xin đón chào Bác Sĩ Walker đến với podcast NBBS

Bác sĩ Walker: Vâng, cảm ơn Bác Sĩ Hassell, tôi rất vui khi được đên đây.NBBS:Trước hết, chúng ta có thể nói một chút về tình hình ung thư cổ tử cung trên thế giới. Căn bệnh này có phải đang là một vấn đề lớn hiện nay?

Bác sĩ Walker: Đúng vậy. Đó là nguyên nhân tử vong số một của phụ nữ. Thật không may là mặc dù đây là một căn bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được nhưng vẫn có khoảng 400.000 người bị ung thư cổ tử cung mỗi năm trên thế giới, và ngay tại Hoa Kỳ cũng không tốt hơn, giống như tình hình COVID hiện tại.  Tại Hoa Kỳ có khoảng 12.000 đến 14.000 người bị ung thư cổ tử cung và 4.000 người chết mỗi năm. 

NBBS: Vâng, hình như, ít nhất là ở Hoa Kỳ và tôi nghĩ có thể cả trên thế giới, rằng các bệnh nhân trong các quần thể khác nhau bị ảnh hưởng bệnh khác nhau. Xin Bác Sĩ cho biết lý do tại sao có sự khác biệt  về  căn bệnh này giữa các nhóm người thuộc thành phần kinh tế xã hội khác nhau hoặc các dân tộc khác  nhau 

Bác sĩ Walker: Ở Mỹ, đó là một vấn đề của dân chúng tại các miền nông thôn. Nó cũng là một vấn đề thứ phát sau khi phụ nữ được thắt ống dẫn trứng. Phụ nữ ở Mỹ bắt buộc phải làm Pap smear trước khi được kê đơn thuốc tránh thai. Điều này vô tình khiến cho việc kiểm soát sàng lọc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên nếu sau một khoảng thời gian nào đó, những phụ nữ này chọn một biện pháp tránh thai khác, như thắt ống dẫn trứng và không cần được kê đơn thuốc tránh thai định kỳ nữa, họ có xu hướng biến mất và không trở lại khám định kỳ nữa. 

Ngoài ra những phụ nữ vô sinh, hoặc bị bệnh  béo phì, hoặc đã mãn kinh và cả những phụ nữ đã làm thủ tục triệt sản, có xu hướng bị ung thư cổ tử cung cao hơn do thiếu ý thức chăm sóc sức khỏe. Ở Oklahoma, mọi người đều tin rằng “nếu cái gì không bị hư hỏng, thì không cần phải sửa chữa ". Và tôi chắc chắn rằng đó là trường hợp tương tự ở châu Phi, Ấn Độ, và Đông Nam Á. Bệnh nhân chỉ đi khám bác sĩ khi có triệu chứng, và thật không may, họ không đi khám cho đến khi triệu chứng trở nên trầm trọng như chảy máu không ngừng, suy thận nặng, hoặc một số vấn đề lớn khác. 

Vâng, và một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của tiêm chủng vắc xin chống HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Tất cả mọi người trong lứa tuổi từ 9 đến 45 tuổi đều đủ điều kiện để được tiêm vắc-xin HPV. Và độ tuổi tối ưu là trước tuổi dậy thì. Vì vậy, giữa 9 và 12 tuổi là lý tưởng nhất. Ở Hoa Kỳ, vắc-xin rất tốn kém. Có lẽ phải tốn khoảng 1000 dollars để được tiêm đầy đủ ba liều vắc-xin. Ở Việt Nam,  tốn khoảng 4 triệu đồng cả 3 liều. Nếu bạn được tiêm chủng khi còn trẻ, bạn không cần ba mũi tiêm.  Vắc-xin có hiệu quả tốt nhất khi bạn còn trẻ. Và việc cần bao nhiêu liều cho những người trẻ, vẫn là vấn đề  gây tranh cãi, giống như COVID vắc xin. Nhưng ngay bây giờ, những người lớn tuổi cần ba mũi tiêm, nhưng những người trẻ tuổi chỉ cần 2. 

Có nhiều loại vắc-xin chống HPV, nhưng nói chung ở Hoa Kỳ, chúng tôi đang sử dụng Gardasil,