Phúc Âm Trọn Vẹn

Phúc Âm Trọn Vẹn


Podcast số 370 – Liahona tháng 6, 2024 – Chúng Ta Được Kêu Gọi để Làm Điều Tốt – Ronald A. Rasband

June 13, 2024

Bài của Anh Cả Ronald A. Rasband thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô



Ghê Đê Ôn biết giáo lý mà ông nghe được là sai lạc. Ông đã nghe giáo lý từ Vua Nô Ê và các thầy tư tế của ông—các thầy tư tế “dương dương tự đắc trong lòng mình” và “được cấp dưỡng trong sự biếng nhác, trong việc thờ hình tượng, và trong sự tà dâm của chúng, nhờ những sắc thuế mà vua Nô Ê đã đánh lên đầu dân của ông” (Mô Si A 11:5–6).



Tệ hơn nữa, Vua Nô Ê đã xử tử tiên tri A Bi Na Đi và tìm cách hủy diệt An Ma cùng những người cải đạo của ông (xin xem Mô Si A 1718:33–34). Để chấm dứt sự tà ác đó, Ghê Đê Ôn đã thề sẽ ngăn chặn vua, là người mà ông chỉ dung tha do một cuộc xâm lăng của dân La Man (xin xem Mô Si A 19:4–8).



Về sau, Ghê Đê Ôn đã quy tội chính xác cho các thầy tư tế của Nô Ê vì đã cướp đi 24 con gái của La Man. Ông nhận thấy rằng lời tiên tri của A Bi Na Đi về dân chúng đã trở nên ứng nghiệm vì họ đã từ chối hối cải. (Xin xem Mô Si A 20:17–22.) Ông đã giúp giải thoát dân của Lim Hi đang ở trong vòng nô lệ của dân La Man (xin xem Mô Si A 22:3–9).



Giờ đây khi đã có tuổi, Ghê Đê Ôn đã phải đương đầu với cả tính kiêu ngạo lẫn sự tà ác một lần nữa khi ông đứng trước mặt Nê Hô, là người đã giới thiệu mưu chước tăng tế trong dân chúng. Nê Hô đã “chống lại giáo hội” và cố gắng dẫn dắt dân chúng đi lạc lối. (Xin xem An Ma 1:3, 7, 12; xin xem thêm 2 Nê Phi 26:29.)



Bằng cách sử dụng lời của Thượng Đế làm vũ khí của ông, Ghê Đê Ôn dũng cảm khuyên nhủ Nê Hô về sự tà ác của hắn. Trong cơn tức giận, Nê Hô tấn công và giết chết Ghê Đê Ôn bằng gươm. (Xin xem An Ma 1:7–9.) Như vậy là kết thúc chuỗi ngày của “một người ngay chính” đã “làm nhiều điều tốt lành cho dân này” (An Ma1:13).



Những ngày sau mà chúng ta đang sống mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội để noi theo Ghê Đê Ôn, trở thành “một công cụ trong tay Thượng Đế” (An Ma 1:8) bằng cách “phục vụ” (Mô Si A 22:4) những người khác, bênh vực sự ngay chính, và chống lại những mối đe dọa đến sự tự do của chúng ta để thờ phượng và phục vụ Thượng Đế. Chúng ta cũng có thể làm nhiều điều tốt khi noi theo tấm gương trung tín của Ghê Đê Ôn.



Đoàn Kết trong Sự Phục Vụ

Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã nói: “Là những người noi theo [Đấng Cứu Rỗi], chúng tôi mong muốn yêu thương Thượng Đế và những người lân cận mình trên khắp thế giới.” “Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô tha thiết ban phước cho người khác và giúp đỡ những người hoạn nạn. Chúng tôi đã được phước với khả năng, nguồn lực, và những mối liên kết toàn cầu đáng tin cậy để thực hiện trách nhiệm thiêng liêng này.”1



Tôi biết ơn về sự phục vụ và phục sự vô vị kỷ mà các tín hữu của Giáo Hội mang đến trong đền thờ của chúng ta cũng như trong tiểu giáo khu, chi nhánh và giáo khu của họ. Tôi cũng biết ơn rằng các tín hữu Giáo Hội phục vụ trong vô số tổ chức cộng đồng, giáo dục và từ thiện, cũng như biết ơn rằng họ tham gia vào hàng ngàn dự án nhân đạo hằng năm, tình nguyện hàng triệu giờ trên gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.2



Một cách khác để Giáo Hội mở rộng cơ hội phục vụ tại một số quốc gia là thông qua trang mạng JustServe.org. Trang mạng này được Giáo Hội bảo trợ nhưng bất cứ ai muốn ban phước cho người khác đều có thể truy cập, JustServe.org “liên kết các nhu cầu tình nguyện của cộng đồng với những người tình nguyện”, là những người “giúp nâng cao chất lượng cuộc sống trong cộng đồng.”3



Giáo Hội và các tín hữu của Giáo Hội cũng hợp tác với các tổ chức phục vụ trên khắp thế giới. Nhờ vào các tín hữu, Giáo Hội là “đơn vị tài trợ máu lớn nhất trong chiến dịch hiến máu của Hội Chữ Thập Đỏ vào năm 2022.” Ngoài ra, Giáo Hội gần đây còn quyên góp 8,7 triệu đô la cho Hội Chữ Thập Đỏ.4



Giáo Hội cũng tham gia cùng với các tổ chức khác để mang các dự án nước sạch và vệ sinh đến các khu vực trên khắp thế giới. Trong năm 2022, Giáo Hội đã tham gia vào 156 dự án như vậy.5 Chúng ta cũng hợp tác và quyên góp cho các tổ chức khác nhằm mang lại sự giúp đỡ cho những con cái của Thượng Đế đang chịu đau khổ.6



Chủ Tịch Henry B. Eyring, Đệ Nhị Cố Vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, cho biết: “Khi chúng ta chung tay phục vụ những người hoạn nạn thì Chúa sẽ đoàn kết tấm lòng chúng ta.”7



Các Ngươi Hãy Đưa Cao Sự Sáng Của Mình

Là môn đồ của Đấng Cứu Rỗi, chúng ta cũng ban phước cho người lân cận mình khi tuân giữ các giao ước đã lập và sống một cuộc sống giống như Đấng Ky Tô. Sách Mặc Môn dạy rằng “dân của giáo hội” không những phải chọn sự ngay chính mà còn phải làm cho tiếng nói ngay chính của họ được nghe nếu họ muốn Chúa bảo vệ và làm cho họ thịnh vượng (xin xem An Ma 2:3–7, xin xem thêm Mô Si A 29:27). Chúa kỳ vọng chúng ta phải chia sẻ đức tin và niềm tin của mình cũng như đưa cao ánh sáng của mình. “Này, ta là sự sáng mà các ngươi sẽ đưa cao” (3 Nê Phi 18:24).



Chủ Tịch Dallin H. Oaks, Đệ Nhất Cố Vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn chia sẻ: “Chúng ta sẽ không thể phục vụ Đấng Cứu Rỗi của mình tốt nếu chúng ta sợ loài người hơn sợ Thượng Đế.” Chủ Tịch nói thêm: “Chúng ta được kêu gọi để thiết lập các tiêu chuẩn của Chúa, chứ không phải theo các tiêu chuẩn của thế gian.”8



Cho dù ở trường học, nơi làm việc, khu vui chơi, vào kỳ nghỉ, vào một ngày hẹn hò, hoặc khi trực tuyến, thì các môn đồ của Chúa cũng sẽ không “hổ thẹn khi mang danh Đấng Ky Tô” (An Ma 46:21). Thông qua lời nói và việc làm của mình, chúng ta làm chứng rằng Thượng Đế hằng sống và chúng ta noi theo Vị Nam Tử của Ngài.



Thông qua lời nói và việc làm của mình, chúng ta làm chứng rằng Thượng Đế hằng sống và chúng ta noi theo Vị Nam Tử của Ngài.



Chị Paul Lambert, một Thánh Hữu Ngày Sau và là một chuyên gia về đa nguyên tôn giáo, nhận xét: “Đức tin của chúng ta không được phân chia thành từng phần và chắc chắn không bao giờ nên như vậy. Đức tin không chỉ dành cho nhà thờ, không chỉ dành cho gia đình, và không chỉ dành cho [trường học].” “Đức tin ở trong tất cả mọi điều mà chúng ta làm.”9



Chúng ta không biết được chứng ngôn, tấm gương sáng và hành động tốt của mình sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với người khác. Nhưng khi chúng ta đứng lên bênh vực cho điều đúng và giơ cao ánh sáng của Đấng Cứu Rỗi, thì mọi người sẽ chú ý đến chúng ta và thiên thượng sẽ ủng hộ chúng ta.



Bênh Vực cho Tự Do Tôn Giáo

Mưu chước tăng tế ngày nay, với các xã hội càng ngày càng trần tục chống lại những người có đức tin, không khác biệt nhiều so với thời kỳ trong Sách Mặc Môn. Tiếng nói của những người phản đối vai trò thiết yếu của tôn giáo trong các lĩnh vực công cộng và chính trị đang ngày càng trở nên ồn ào hơn. Những người theo chủ nghĩa thế tục và các chính phủ, bao gồm nhiều trường học và trường đại học, đang ép buộc hành vi và tuyên truyền sự vô luân, vô thần, và thuyết tương đối về mặt đạo đức.



Các cuộc tấn công vào tự do tôn giáo sẽ thành công nếu chúng ta không đứng lên bảo vệ quyền tôn giáo của mình. Gần đây tôi đã dạy rằng: “Là một giáo hội, chúng ta cùng với các tôn giáo khác bảo vệ mọi người thuộc mọi tín ngưỡng và giáo phái cũng như quyền của họ để nói lên lòng tin của họ.”10



Một cuộc chiến trên thiên thượng đã nổ ra vì quyền tự quyết về mặt đạo đức—sự tự do lựa chọn của chúng ta. Để bảo vệ quyền tự quyết của bản thân, chúng ta phải siêng năng trong việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo của mình.



Đức tin tôn giáo mạnh mẽ sẽ củng cố và bảo vệ các gia đình, cộng đồng và quốc gia. Đức tin tôn giáo tạo ra sự tuân thủ pháp luật, truyền đạt sự tôn trọng đối với sự sống và tài sản, và giảng dạy lòng bác ái, tính trung thực và đạo đức—những đức hạnh cần thiết để duy trì một xã hội công bình, tự do và văn minh. Chúng ta không bao giờ cần phải xin lỗi vì đức tin của mình.



Các nỗ lực truyền giáo của chúng ta, công việc làm thay của chúng ta trong đền thờ, các nỗ lực của chúng ta để xây đắp vương quốc của Thượng Đế, và niềm hạnh phúc của chúng ta đòi hỏi chúng ta phải đứng lên bênh vực đức tin và tự do tôn giáo. Chúng ta không thể đánh mất tự do đó mà không đánh mất các quyền tự do khác.



Vị tiên tri Joseph Smith đã dạy, “Chính là sự yêu mến tự do đã soi dẫn tâm hồn của tôi—sự tự do của công dân và tôn giáo cho toàn thể nhân loại.”11 Tự do tôn giáo cũng sẽ trở thành nguồn cảm hứng cho tâm hồn chúng ta khi chúng ta tuân theo lời khuyên bảo từ các vị lãnh đạo Giáo Hội:




  • “Hãy cập nhật thông tin về những vấn đề quan trọng trong cộng đồng và sau đó nói lên tiếng lòng mình với lòng dũng cảm và sự lễ độ.”12

  • “Hãy nhận ra rằng sự suy giảm tự do tôn giáo sẽ ảnh hưởng đáng kể đến cơ hội của chúng ta để tăng trưởng trong sức mạnh và sự hiểu biết phúc âm, để được ban phước bởi các giáo lễ thiêng liêng, và để trông cậy vào Chúa nhằm hướng dẫn Giáo Hội của Ngài.”13

  • “Hãy đứng lên và cất tiếng nói để khẳng định rằng Thượng Đế hiện hữu và rằng các lệnh truyền mà Ngài thiết lập chứa đựng lẽ thật tuyệt đối.”14

  • “Hãy khước từ các luật pháp mà sẽ làm suy yếu sự tự do của chúng ta trong việc thực hành đức tin của mình.”15

  • “Hãy đi vào thế gian để làm điều thiện, xây đắp đức tin nơi Thượng Đế Toàn Năng, và giúp mang những người khác đến một nơi hạnh phúc hơn.”16

  • Nghiên cứu tài liệu tại trang mạng religiousfreedom.ChurchofJesusChrist.org và tại religiousfreedomlibrary.org/documents.


Chúng ta xây đắp vương quốc của Thượng Đế khi chúng ta phục vụ, giơ cao ánh sáng của mình, và đứng lên bênh vực cho sự tự do tôn giáo. Cầu xin Chúa ban phước cho chúng ta trong các nỗ lực để làm “nhiều điều tốt lành” trong gia đình, cộng đồng và quốc gia của chúng ta.


The post Podcast số 370 – Liahona tháng 6, 2024 – Chúng Ta Được Kêu Gọi để Làm Điều Tốt – Ronald A. Rasband appeared first on Thánh Hữu Việt Nam.


loaded